MỞ NHÀ TẠM
Đánh
còng – phủ phục
Hát: CTT 47(1,3)Cung
bái tôn thờ
I.
LỜI DẪN ĐẦU (Mời cộng đoàn ngồi)
“Chúa khơi nguồn: suối tuôn thác đổ,
Giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
Đem nước uống cho loài dã thú,
Bầy ngựa hoang đang khát được thỏa thuê.
Bên dòng suối, chim trời làm tổ,
Dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
Đất chứa chan phước lộc của Ngài.
Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
Làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Công trình Ngài, lạy Thiên Chúa, quả thiên hình vạn trạng!
Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan.”
(Tv 104, 10-14)
(Mở nhạc nhẹ)
Lạy Chúa,
Chúa đã dựng nên mọi sự thật tốt đẹp và đầy đủ để cho mọi người, mọi loài hưởng
dùng, sinh sống cách dồi dào và bình an. Thế nhưng cách sử dụng và phân chia của
con người ngày càng rời xa ý định ban đầu của Chúa. Đức Thánh Cha Phanxico đã
nêu lên một sự thật đau lòng trong Sứ
điệp Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn.
“Thế
giới ngày nay ngày càng dành cho những người ưu tú, và tàn bạo đối với những
người bị loại trừ. Đó là một sự thật đau lòng. Các quốc gia trên đường phát
triển tiếp tục bị cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt nhất và nguồn
nhân lực của họ vì lợi ích của một vài thị trường đặc quyền. Chiến tranh chỉ
ảnh hưởng đến một số miền trên thế giới, nhưng vũ khí gây chiến tranh được sản
xuất và bán ở các miền khác, và những nơi này lại không muốn đón nhận những
người tị nạn do những xung đột đó tạo ra. Những người phải trả giá luôn là
những người bé nhỏ, nghèo khổ, dễ tổn thương nhất, những người bị cấm ngồi vào
bàn ăn và chỉ nhận được những mảnh vụn từ bàn ăn rơi xuống ( Sứ điệp Ngày Thế giới Di dân và Tị
nạn- ĐTC Phanxico).
(Thinh lặng giây lát)
Theo Liên Hiệp Quốc, trên thế giới có gần 71 triệu
người tị nạn, 258 triệu di dân. Và thế giới
vẫn tiếp tục phải đối diện với những cuộc di cư lớn.. ..Những cuộc chạy loạn ấy,
phần lớn là do chiến tranh, một phần là vì kinh tế.
Trong một
nền kinh tế toàn cầu khi hàng hóa, thông tin và tiền tệ có thể trao đổi qua
biên giới, có đúng hay không khi ngăn cản công nhân vượt biên giới?
Trong một
thế giới mà có người được sinh ra ở những nơi gần như không thể lo miếng ăn cho
gia đình, có đúng hay không khi cản trở người ta đến một nơi giúp người ta nuôi
sống gia đình?
Trong một
thế giới đang thu nhỏ lại, có đúng hay không khi để cho những người có của cải
cấm cửa những người không có gì?
Có đúng hay không khi chúng ta dựng lên những bức tường
hay sống trong những cộng đồng kín cổng cao tường không cho ai vào?
( thinh lặng)
Những
người di dân phần lớn là thanh niên, thiếu nữ và cả những trẻ
em vị thành niên. Họ là những người nghèo khó về mọi phương diện và là những
anh chị em dễ bị tổn thương. Họ không được chăm sóc đầy đủ về Đời sống thể lý,
tinh thần và tâm linh. Thậm chí môi trường sống, hoàn cảnh làm việc đôi khi trở
nên bất lợi, đối nghịch và tổn hại đến nhân phẩm và quyền được sống như một con
người của họ.
Đứng
trước vấn nạn này, Giáo Hội đã không ngừng thúc đẩy con cái mình và toàn thế
giới hướng đến việc cầu nguyện, giúp đỡ và đón tiếp những người di dân đang
phải liều mình rời bỏ quê hương để đi đến những vùng đất mới- nơi mà họ nghĩ sẽ
đem lại cho họ một cuộc sống ổn định hơn, bình an hơn và nhân quyền được tôn
trọng hơn.
Giờ đây, chúng ta cùng hiệp lời với tất cả
anh chị em di dân trên toàn thế giới dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện. Xin
Chúa luôn đồng hành, nâng đỡ và ban sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn
thách đố mà họ đang phải đối diện.
( Nghe bài hát Cầu nguyện: “Nguyện cầu
nơi xa xứ”)
Thinh lặng 1phút
II. CÔNG BỐ LỜI CHÚA:
Chính Chúa Giêsu
cũng là một người dân di cư khi rời Nhà Cha để đến và chia sẻ kiếp sống với con
người. Mời cộng đoàn đứng cùng lắng nghe Lời Chúa.
Công bố Lời Chúa: Pl 2, 6-7.
Công bố Lời Chúa: Pl 2, 6-7.
III. SUY NIỆM:
1. Suy niệm 1:
Đọc lại đoạn Lời Chúa: Pl 2,6-7.
Đọc lại đoạn Lời Chúa: Pl 2,6-7.
Trong suốt 33 năm đến thế gian để thi hành sứ vụ cứu độ con người, Chúa Giê-su đã cảm nếm tất cả những kinh nghiệm mà một người di dân phải chịu:
Ngài đã chịu sự khinh dể đến nỗi phải sinh ra trong cái hang bò lừa, đã phải lao động cực nhọc để kiếm miếng cơm manh áo trong suốt 30 năm sống tại Nadaret, đã phải rày đây mai đó, bơ vơ không cửa không nhà trong suốt 3 năm rao giảng Tin Mừng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58).Chính Đức Giêsu- Đấng đã chịu cái đói đến nỗi các môn đệ Người phải bứt lúa ăn trong ngày Sabát. Đấng đã chịu cái nắng gay gắt của mặt trời và cái khát khô đến nỗi phải ngồi bên bờ giếng chờ xin người phụ nữ Samari một miếng nước. Là Đức Giêsu- Đấng đã chịu cái hôi hám mưng mủ của những người phong cùi, chịu cái điên rồ của những người bị quỷ ám, chịu sự chống đối, loại trừ và kết tội của nhóm biệt phái và pharisêu. Và không ai khác ngoài Đức Giêsu- Đấng đã mang cái án oan, chịu cái chết đau đớn nhục nhã trên thánh giá để tỏ bày tình yêu cho nhân loại, cho chính những người đã thờ ơ, lên án và loại trừ mình.
Hát: Đoạn điệp khúc bài: Tình Ca Muôn Thủa (TC II trang 110 câu 1).
2. Suy niệm 2:
Có bao
giờ tôi từng nghĩ mình cũng là một người di cư và cũng đang chịu những hệ quả của
việc di cư?
Có lẽ chúng ta không chịu hệ quả của di cư về thể lý. Nhưng có thể chúng ta đang chịu hệ quả của việc di cư ngay chính trong tâm hồn mình. Giờ đây, mỗi người chúng ta cùng dành ít phút để nhìn vào cuộc sống của chính mình:
Có lẽ chúng ta không chịu hệ quả của di cư về thể lý. Nhưng có thể chúng ta đang chịu hệ quả của việc di cư ngay chính trong tâm hồn mình. Giờ đây, mỗi người chúng ta cùng dành ít phút để nhìn vào cuộc sống của chính mình:
ü Có những
cái đói, cái khát nào đang chi phối và thúc đẩy tôi tìm kiếm? phải chăng tình
yêu và sự công chính của Chúa hay chỉ là danh vọng, tiền tài, quền lực?.../ sự
bình an đích thực hay chỉ là sự an nhàn tự tại trong cái khung của chính
mình?....
ü Thách đố nào đang làm tôi bận tâm đối diện? phải
chăng là những thúc đẩy, lôi cuối khiến tôi phải rời khỏi vị trí cũ kĩ của mình
để tiến tới một mốc điểm mới trong tương quan với Chúa và tha nhân? Hay chỉ là
sự đố kị tìm kiếm hơn thua?...
Thiên
Chúa mời gọi chúng ta hãy bám vào Giêsu – Con của Ngài. Đấng đã chịu thử thách
về mọi phương diện cũng như ta”(Dt 4,15) để trở nên một điểm tựa vững chắc. Tựa
vào Giê-su, Đấng đã không tựa vào mình mà tựa vào Cha, Nương vào Giêsu – Đấng đã
tìm được nơi trú ngụ an toàn trong cung lòng Chúa Cha. Giờ đây, Đấng đã tựa vào
Cha mời gọi chúng ta hãy tựa vào Ngài: “Ai đến với tôi, không hề phải đói, ai
tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ” (Lc 6,), chính Thầy là con Đường, là Sự Thật
và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa không chỉ đến thế gian làm người di cư một lần, nhưng Chúa còn ở lại trong
Thánh Thể để trở nên lương thực nuôi dưỡng linh hồn và là điểm tựa vững chắc
cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Xin giúp chúng con và những ai đang
bơ vơ trên đường đời biết chạy đến với Chúa, ở lại trong Chúa vì chỉ có nơi
Ngài, chúng con mới tìm được sự hướng dẫn và nguồn sức mạnh giúp chúng con hội
nhất con người mình và hướng lòng trí về những sự trên Trời- là quê hương đích
thực của chúng con.
Hát: Tình ca muôn thuở (TC II trang 110, hát câu 2).
3. Những Dấn Thân Mới
Chúa Giesu là điển tựa vững chắc
và bền vững của mỗi người chúng ta, vậy chúng ta cũng hãy trở nên điểm tựa cho
tha nhân và giúp họ tìm đến điểm tựa đích thực là chính Chúa.
Trong tông huấn Niềm Vui của Tin
Mừng, ĐTC Phanxico nhấn mạnh rằng: chúng ta được mời gọi đi vào để nhận ra Đức
Kito chịu đau khổ…nơi những người vô gia cư, di dân.., tị nạn..vì Giáo Hội là mẹ
của mọi người, một Giáo Hội không biên giơi. (Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng,
số 209)….
Chào đón, bảo vệ , thúc đẩy, hòa nhập là bốn động
thái đáp lại các nhu cầu căn bản của người di dân tị nạn. mời cộng đoàn cùng lắng
nghe lời nhắn nhủ của vị cha chung.
(chiếu video “những người di dân, tị nạn ”)
(Thinh lặng giây lát)
Để biểu lộ một sự dấn thân cụ thể,
kính mời cộng đoàn tiến lên biểu tượng để đón nhận một trái tim mang sứ điệp
yêu thương dành cho các anh chị em di dân tị nạn, đồng thời cầu nguyện cho nạn
dịch Corona mau chấm dứt. (trong trái tim gợi ý xin mỗi người mỗi ngày đọc 10
kinh mân côi, hoặc dâng 2 việc hi sinh bác ái, hoặc tham dự 1 thánh lễ cầu nguyện
theo ý chỉ)
(Mở nhạc nhẹ khi cộng đoàn lên nhận biểu tượng trái tim: với ý cầu nguyện trong mỗi trái tim)
IV. ĐÓNG
NHÀ TẠM
Hát: cầu cho Đức Giáo Hoàng
Hát: chầu Thánh Thể: CTT trang 50
Lạy Mẹ Maria! Trong những bối cảnh khó khăn phức tạp của người di dân và
tị nạn, chúng con thấy lời cầu nguyện lại càng cần thiết hơn. Vì càng cầu nguyện,
người ta càng ý thức về giá trị con người và giá trị của cuộc sống, của công việc.
Vì càng cầu nguyện, người ta càng ra sức cỗ vũ cho điều thiện và từ chối điều xấu.
Và vì càng cầu nguyện, người ta càng có thể tìm thấy các sáng kiến để biết cách
giúp người giúp mình. Xin Mẹ cùng đồng hành với chúng con và chuyển thông những
lời cầu nguyện của chúng con lên cùng Chúa.
Hát: Chút tình con thơ (TC
II trang 180, câu 1).
Tập Sinh
Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Nhận xét
Đăng nhận xét